TIN HOT

Những địa điểm thường xuyên diễn ra lễ hội đua thuyền ở Việt Nam

Xã hội phát triển và hội nhập, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Lúc này, họ dần hướng đến những loại hình thể thao nhằm chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh, thể thao hiện đại thì lễ hội đua thuyền ở Việt Nam giữ được vẻ riêng biệt. Những năm gần đây, nó trở thành môn thi đấu chính tại các lễ hội thể thao.

Ý nghĩa lễ hội đua thuyền ở Việt Nam

Thực tế, những chiếc thuyền phục vụ cho lễ hội là thuyền rồng hoặc thuyền ngự. Trong lịch sử, các bậc vua chúa đến quan lại dùng thuyền rồng để di chuyển và vi hành trên sông. Lễ hội đua thuyền là một cách tỏ lòng biết ơn và nhớ về công lao các vị anh hùng dân tộc.
Đua thuyền Kayak cũng hấp dẫn không kém với những chiếc thuyền bình thuyền. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về trò chơi này nhé!
Ý nghĩa lễ hội đua thuyền ở Việt Nam
Ý nghĩa lễ hội đua thuyền ở Việt Nam
Hàng năm, hội đua thuyền được tổ chức nhằm thắt chặt tình đoàn kết. Hơn nữa, cầu nguyện cho người dân Việt Nam có một năm an khang thịnh vượng. Dịp đầu xuân, nhiều nơi trên đất nước Việt Nam chọn đua thuyền để thi đấu và giao lưu. Nhờ vậy, người dân được vui chơi và thư giãn thoải mái.

Ý nghĩa truyền thống đua thuyền nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát triển văn hóa cha ông. Các điểm thường tổ chức lễ hội: Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đồ Sơn, Cát Bà, … Những nơi này mang đậm nét văn hoá miền biển. Hình ảnh người dân sống bằng nghề chài lưới là chủ yếu. Qua đó, người Việt muốn quảng bá hình ảnh trên trường quốc tế.

Những địa điểm tổ chức lễ hội đua thuyền ở Việt Nam

Thực tế, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức lễ hội đua thuyền. Chúng ta cùng dành thời gian liệt kê một số điểm nổi bật. 

Đua thuyền ở Quảng Ngãi

Lễ hội đua thuyền Lý Sơn, Quảng Ngãi là một hoạt động nổi tiếng nhất Việt Nam. Thời gian tổ chức vào mùng 4 âm lịch tại xã An Vĩnh và An Hải. Nó được hình thành từ rất lâu. Ý nghĩa cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, ấm no và hạnh phúc.

Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi
Lễ hội đua thuyền ở Quảng Ngãi
Thành phần tham gia là những người trẻ tuổi trong làng muốn thể hiện sức dẻo dai. Qua đó, người dân Quảng Ngãi quảng bá hình ảnh đua thuyền tới bạn bè quốc tế.

Lễ hội đua thuyền huyện Đại Lộc

Sáng 13.2 ( mùng 6 Tết ) hàng năm diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống tại sông Vu Gia. Trên địa lý, nơi đây thuộc đoạn qua Ái Nghĩa (Đại Lộc). Bầu không khí lễ hội diễn ra tưng bừng, sôi nổi. Sự có mặt 14 đơn vị, địa phương tranh tài và hàng ngàn người dân cổ vũ.

Theo ông Nguyễn Hữu Vũ - Trưởng ban tổ chức, giải có 12 thuyền đua nữ và 14 thuyền đua nam. Họ đến từ 14 xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Quy định mỗi thuyền có 13 VĐV là lực lượng xung kích cứu hộ cứu nạn ở cơ sở. Cơ cấu giải gồm giải hòa bình và giải chính (giải nam, giải nữ). 
Người mới học bơi nên mang theo mũ bơi che tai để tránh bị nước chảy vào tai, làm giảm tốc độ của bạn.
Giải đua thuyền ở Đại Lộc
Giải đua thuyền ở Đại Lộc
Người tham gia đua luôn nỗ lực hết mình với mong muốn giành chiến thắng. Họ nhận được sự khích lệ tiếng reo hò, cổ vũ từ hàng ngàn cổ động viên. 

Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

Nếu bạn có dịp tham quan tour Đà Nẵng đừng quên thưởng thức đua thuyền Lệ Thủy. Những cảnh đẹp thơ mộng cùng nhiều hoạt động vui chơi chắc hẳn khiến bạn thích thú.

Khai mạc lễ hội được bằng nghi thức truyền thống. Đặc biệt, họ không thiếu khâu dâng hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân. Nhờ công lao đã khai phần mở mang đất đai, lưu giữ văn hóa cho con cháu sau này. 

Trước đây, lễ hội mang tính chất tín ngưỡng dân gian. Sau thời gian, nó gắn bó với đời sống sản xuất để chống chọi thiên tai lũ lụt. Hiện nay, người ta xem lễ hội như nét đẹp thể thao văn hóa cư dân địa phương.

Kể từ ngày đất nước độc lập, lễ hội tổ chức vào ngày Quốc Khánh mùng 2-9. Nó mang đậm ý nghĩa trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiên Giang thu hút nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. 

Là Lễ hội lớn nhất trong năm của người Lệ Thủy nói riêng và người Quảng Bình nói chung. Vậy nên, người dân chính là lực lượng cổ động viên nhiệt tình nhất. Về vận động viên sẽ lựa chọn những thanh niên trai tráng trong làng. Họ sẵn sàng chiến đấu nhiệt tình hết sức để dành thành tích cao cho quê hương.

Ngày nay, lễ hội đua thuyền ở Việt Nam truyền thống vẫn được lưu giữ cẩn thận. Đây là hoạt động thể thao mang tính tập thể nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn muốn biết hãy nhớ thời điểm diễn ra lễ hội để theo dõi nhé!

Không có nhận xét nào